Quan niệm Dũng_sĩ

Trong quan niệm của người Trung Quốc thì chữ "Dũng" cũng là một trong những đức tính của đấng nam nhi và những người quân tử, đặc biệt đây là một phẩm chất quan trọng của một vị tướng sĩ, hay một chỉ huy quân sự. Yếu tố dũng được nêu ra trong Đạo đức kinh.

Ở các dân tộc du mục ở Á châu, Dũng sĩ là một tước hiệu vinh dự nhất dành cho những chiến binh nó thể hiện đây là người chiến binh có sức mạnh nhất, can đảm nhất và thiện chiến nhất. Dũng sĩ là tước hiệu của người Mông Cổ (tiếng Mông Cổ: Bạt Đô - Бат Хаан/Batu trong đó từ Бат có nghĩa là mạnh mẽ, dũng cảm, phát âm tương đồng với từ Баb có nghĩa là hổ), Đại hãn Bạt Đô được đặt tên theo tước hiệu này hay Dã Tốc Cai, cha của Thành Cát Tư Hãn cũng được danh xưng tước hiệu là Dũng sĩ.

Người Mãn Châu cũng có tước hiệu dũng sĩ, gọi là Ba Đồ Lỗ (Baturu). Trong thời kỳ đầu của nhà Thanh, những vị Đại hãn đứng đầu tộc Mãn Châu hay những quý tộc Mãn Châu cũng được tôn xưng như những Mãn Châu đệ nhất dũng sĩ hay Bát kỳ đệ nhất dũng sĩ như Nỗ Nhĩ Cáp Xích, Hoàng Thái Cực, Chử Anh… và sau này là Ngao Bái.

Nhật Bản, có Thập dũng sĩ là 10 Ninja tài nghệ dưới trướng của Sanada Yukimura. Ở Việt Nam, Dũng sĩ cũng là danh xưng chỉ về những người can đảm, dũng cảm trong xã hội đương thời, những người có gan chống lại cái xấu, cái ác, trong truyện cổ tích, dũng sĩ thường là những người lập được công lao như bắt thuồng luồng, giết mãng xà…. để cứu dân lành. Sau này tước hiệu Dũng sĩ diệt Mỹ còn được phong cho những anh hùng đã có công giết được nhiều lính Mỹ của quân đội Hoa Kỳ.

Ở Phương Đông, Dũng sĩ thường được ví với sói hay hổ, ở Phương Tây, động vật đi kèm của nó là sư tử và là biểu tượng của sự dũng cảm (ví dụ như: Richar Tim Sư tử của nước Anh là một vị vua can trường, dũng cảm trong chiến trận.